Có những gì trong Tráp ăn hỏi 7 lễ truyền thống?
Có những gì trong Tráp ăn hỏi 7 lễ truyền thống? Tầm quan trọng của 7 Tráp ăn hỏi Dịch…
Có những gì trong Tráp ăn hỏi 7 lễ truyền thống?
Tầm quan trọng của 7 Tráp ăn hỏi
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn, là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là giai đoạn xác định quan hệ hôn nhân. Cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai. Lễ ăn hỏi thể hiện sự quan tâm và kính trọng công ơn của nhà gái đã nuôi dưỡng con, cháu gái họ trưởng thành. Hơn thế, mâm lễ vật thể hiện sự chu đáo cũng như sự quan tâm của họ nhà trai dành cho cô dâu tương lai. Lễ ăn hỏi nhằm chúc phúc cho cô dâu chú rể, chung thủy sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.
Lễ ăn hỏi là một trong những truyền thống lâu đời khi tổ chức hôn lễ. Đây là thủ tục xin dâu, nhận rể, đánh dấu một sự thay đổi mới trong quan hệ của hai bên gia đình. Lễ ăn hỏi không chỉ mang ý nghĩa thể hiện thành ý, sự tôn trọng của hai bên mà còn là dịp để họ hàng, người thân làm quen nhau, đánh giá độ môn đăng hộ đối của hai bên. ý nghĩa của 7 tráp ăn hỏi Cách thức xin dâu, nói chuyện, lễ vật của nhà trai chuẩn bị là tiền đề để nhà gái cũng như họ hàng hai bên nhìn nhận một lần nữa về sự chu đáo, gia cảnh, kinh tế của nhà trai. Bất kỳ sai sót nào trong lễ ăn hỏi cũng có thể bị xem là có điềm không lành trong hôn nhân của đôi tân lang tân nương.
Tùy theo nhu cầu và kinh tế mà gia đình có thể chọn lễ ăn hỏi 5 tráp, Lễ ăn hỏi 7 tráp hoặc lễ ăn hỏi 9 tráp.
Có thể bỏ lễ ăn hỏi không?
Khó có thể bỏ qua lễ ăn hỏi, ngay cả với các gia đình tổ chức đám cưới theo phong cách hiện đại và giản lược một số thủ tục trong lễ cưới. Như đã nói, nghi lễ này thể hiện sự thành ý và thay cho lời chính thức đồng ý, thông báo rộng rãi về chuyện kết thông gia của hai nhà.
Ban đầu, lễ ăn hỏi được tổ chức cách lễ cưới chính 1, thậm chí nhiều tháng. Lễ ăn hỏi nhằm xin phép nhà gái cho đôi trai gái qua lại, tìm hiểu nhau trước khi bước vào lễ cưới chính. Những thủ tục thách cưới, dẫn lễ thậm chí còn được làm riêng biệt khiến một đám cưới chuẩn bị và tiến hành mất rất nhiều thời gian. Hiện tại, vì khoảng cách địa lý giữa hai nhà hoặc điều kiện gia đình, cũng như ưu tiên sự đơn giản, nhanh gọn, lễ ăn hỏi đã được đơn giản hóa nhiều, thường được tổ chức vào trước ngày lễ cưới chính hoặc cùng với ngày dựng rạp cưới để tiết kiệm chi phí.
Nhìn chung, dù ở thời đại nào, với đám cưới Việt, ăn hỏi vẫn là một trong những nghi lễ quan trọng, các thủ tục cầu kỳ có thể giảm đi nhưng không thể không tổ chức ăn hỏi.
Ý nghĩa của toàn bộ 7 tráp lễ truyền thống trong lễ ăn hỏi.
Theo truyền thống bộ tráp lễ ăn hỏi do ông cha ta để lại thì bộ tráp 7 lễ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc như vừa là món quà nhỏ để thêm phần gắn kết giữa hai bên gia đình mà còn là lời chúc phúc cho cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc, sống với nhau đên khi đầu bạc răng nong. Hơn nữa, sau khi nhận lễ ăn hỏi hai bên gia đình chính thức trở thành thông gia ( xui gia ) của nhau. Đó là ý nghĩa chung của 7 tráp lễ trong lễ ăn hỏi, vậy ý nghĩa riêng của từng lễ ra sao?
Tráp trầu cau
Đây là tráp lễ không thể thiếu trong lễ ăn hỏi, dù số tráp lễ có là 7 tráp, 9 tráp hay nhiều hơn thế nữa thì tráp cau vẫn là tráp không thể thiếu. Trong dân gian có câu:”miếng trầu là đâu câu chuyện”, trong lễ ăn hỏi thì tráp trầu cau luôn luôn là tráp đi đầu, nó có vai trò dẫn dắt các mâm lễ vật tiếp theo. Tráp cau kết hoa tươi
Tráp rượu và thuốc lá
Trong đám ăn hỏi đám cưới rượu và thuốc lá là 2 thứ không thể thiếu, nó thể hiện sự tiếp đãi nồng nhiệt đồng thời cũng là lời chúc phúc cho đôi bạn trẻ suốt đời son sắt mặn nồng với nhau.
Tráp chè
Tráp chè cũng là một sính lễ không thể thiếu trong lễ ăn hỏi. lễ ăn hỏi 7 tráp bao nhiêu tiền Ý nghĩa của tráp chè trong đám ăn hỏi thể hiện sự may mắn và lời chúc phúc cho đôi uyên ương sắp cưới. Trong ngày lễ trọng đại như thế này đương nhiên họ sẽ lựa chọn lại chè ngon nhất để đưa đến họ nhà gái.
Tráp bánh cốm
Bánh cốm là loại bánh phổ biến ở miền Bắc nước ta, cùng với bánh phu thê, 2 loại bánh này tượng trưng cho đất trời, âm dương thể hiện sự ấm no, thịnh vượng cho cuộc sống sau này của cô dâu chú rể.
Tráp bánh phu thê
Phu thê là tên tiếng Hán, dịch ra có nghĩa là vợ chồng, trong lễ hỏi bánh này thể hiện sự son săt, bền chặt và chúng thủy trong tình yêu của cô dâu và chú rể. Bánh phu thê có hinh tròn màu đỏ trong nhân vàng tượng trưng cho bầu trời.
Tráp hoa quả đẹp
Tráp hoa quả trong lễ ăn hỏi người ta thường sử dụng 5 loại quả thường được dâng lên bàn thờ tổ tiên. Lễ trái cây còn thể hiện ước nguyện của gia chủ tùy vào màu sắc và cách săp xếp chúng. Tùy từng vùng miền chọn được những lại hoa quả khác nhau nên cách săp xếp chúng cũng là khác nhau.