Wednesday, December 6, 2023


Nguồn gốc và ý nghĩa tục lệ tung hoa cưới cầm tay

Nguồn gốc và ý nghĩa tục lệ tung hoa cưới cầm tay Tục lệ tung và bắt hoa cưới cầm…

By admin_@congacon , in Hoa cưới , at Tháng Chín 9, 2020

Nguồn gốc và ý nghĩa tục lệ tung hoa cưới cầm tay

Tục lệ tung và bắt hoa cưới cầm tay cô dâu có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của việc tung và bắt hoa cưới cầm tay cô dâu được hoa cưới cô dâu Lương Huyền chia sẻ dưới đây có thể sẽ khiến bạn bất ngờ về tục lệ này đấy! Hãy cùng xem, ý nghĩa đó là gì nhé!

Nếu bạn chuẩn bị lên xe hoa, hoặc là người dự tiệc, người lên kế hoạch tổ chức tiệc cưới hay là người chuyên cung cấp hoa tươi sự kiện, sao cũng được, nhất định không thể nào bỏ qua một trong những tục lệ được nhiều người truyền tai nhau trong ngày trọng đại này: Tung hoa cưới cầm tay.

Nguồn gốc và ý nghĩa tục lệ tung hoa cưới

Tục lệ tung hoa cưới bắt đầu vào thời Trung cổ châu Âu, khi ấy, váy cưới cô dâu được xem là vật may mắn kết duyên cho những cô gái khác. Và dĩ nhiên, chiếc váy cưới này thường không bao giờ mặc lại lần thứ hai. https://hoacuoivn.net/5-dieu-can-nho-danh-cho-co-dau-khi-tung-hoa-cuoi.html Vì thế, sau khi đám cưới kết thúc, các cô nàng độc thân thường tìm đến cô dâu và xin mảnh của váy cưới với mong muốn mang đến may mắn cho mình trên con đường tình duyên.

Qua một thời gian, chiếc váy cưới của cô dâu ngày càng trở nên “đắt đỏ” nên các cô dâu muốn giữ lại váy cho mình. Nhưng làm sao ngăn được những vị khác ngỏ ý xin váy cưới? Và cách giải quyết của các nàng dâu mới này là: Tặng phụ kiện khác, đó chính là bó hoa cưới.

Thời điểm tung hoa cưới cầm tay khi nào?

Với những buổi tiệc cưới đầm ấm bên gia đình và bạn bè, cô dâu thường lồng ghép tiết mục này vào chương trình để đám cưới thêm phong phú và vui vẻ. Bên cạnh đó, cô dâu cũng có thể trao tặng bó hoa cưới cho những người bạn thân vào 2 thời điểm nhất định: Khi kết thúc lễ thành hôn hoặc sau khi xong bữa tiệc chiêu đãi khách.

Nếu bạn là cô dâu và có ý định thể hiện ý nghĩa tung hoa cưới cầm tay cô dâu, tốt nhất nên thực hiện vào lúc bữa tiệc gần kết thúc bởi khi ấy, các khách mời thường cảm thấy thoải mái và thảnh thơi nhất!

Nguồn gốc bắt hoa cưới

Theo nhiều tư liệu, tục lệ này bắt nguồn từ nước Anh vào thế kỷ 14, sau đó lan rộng ra châu Âu và thế giới. Tại châu Âu lúc đó, bộ váy cưới lộng lẫy của cô dâu được xem là sự may mắn đối với những cô gái khác chưa chồng. Bởi thế, ở thời điểm tiệc cưới vừa kết thúc, các cô gái đuổi theo cô dâu để tranh giành chiếc váy cưới. Kết quả của việc giành giật là chiếc váy cưới bị xé tan tành thành từng mảnh và bộ dạng của các cô dâu khi đó thường rất khổ sở..

Để ngăn chặn các cô gái tranh giành váy cưới, cô dâu bắt đầu tung những thứ khác đánh lạc hướng họ như găng tay, nịt bít tất. Sau này, thay thế cho nịt bít tất, găng tay là bó hoa cưới cầm tay và việc tung hoa cưới cầm tay cô dâu trong tiệc cưới đã trở thành tục lệ phổ biến. Hoa được coi là “nụ cười của Mẹ thiên nhiên”, tượng trưng cho sắc đẹp, sự sinh sản. Hoa cũng an toàn khi tung về phía đám đông so với những món đồ khác. Người độc thân nào bắt được bó hoa cưới của cô dâu thường được coi là may mắn và sẽ nhanh chóng có đám cưới.

Cô dâu Hà Lan không thể thiếu những bông hoa tulip trong ngày cưới. hoa cầm tay cô dâu đẹp Vốn ưa thích sự đơn giản, cô dâu người Mỹ thích bó hoa hồng màu hồng phấn trong ngày đại hỷ. Với người Italia, những bông hoa cúc là sự lựa chọn phổ biến của cô dâu – chú rể yêu sự lãng mạn, cổ điển. Hoa nhài là lựa chọn số 1 trong đám cưới của người Ấn Độ. Người Hàn Quốc ưa thích sự tinh tế nên hoa cưới cô dâu phải tôn lên nét đẹp thanh tân cho cô dâu, trong đó phổ biến là bó hoa rum thân xanh bông trắng muốt…. Ngoài tung hoa cô dâu, trong tiệc cưới người ta còn thấy nghi lễ rắc những cánh hoa. Ở xứ sở sương mù, trong tiệc cưới thường có cô gái mang hoa, vốn là chị em họ hàng bên nhà gái hoặc nhà trai, nhưng cũng có thể là bạn bè của cô dâu – chú rể. Nhiệm vụ của cô gái mang hoa là đi trước cô dâu chú rể khi bước vào nhà thờ hay phòng cưới để rắc những cánh hoa. Đó như một biểu tượng dẫn dắt đôi uyên ương tới hạnh phúc ngọt ngào, thiêng liêng và lâu bền.

Cô gái mang hoa thường kết thành một cặp với nam thanh niên mang nhẫn cưới hay phù rể. Cặp này có thể mặc giống như phiên bản của của cô dâu và chú rể. Tại Ấn Độ, anh em trai của cô dâu hoặc chú rể tung các cánh hoa lên đầu 2 người để xua đuổi những điều xấu và mang lại may mắn cho cặp vợ chồng mới cưới. Ở Thụy Điển, chú rể thường mang cỏ xạ hương trong túi và các phù dâu mang bó lá thảo dược có hương thơm để xua đuổi ma quỷ. Trong khi đó, người Italia lại hay tung hoa giấy (confetti) tại đám cưới để cầu chúc cho cô dâu chú rể nhiều phúc lộc.

Thêm thắt những điều đặc biệt cho màn tung hoa

Khoảnh khắc nào cũng có thể trở nên hấp dẫn và đầy hứng khởi nếu bạn thêm những điệu nhạc phù hợp. Một chút nhạc “ầm ĩ” hơn trong đám cưới sẽ tạo ra sự ấn tượng và khiến tất cả các cô gái hứng khởi lao tới để bắt bó hoa của bạn rồi. Nếu khoảnh khắc này được lưu lại trên video thì còn tuyệt vời hơn.

Ngoài ra, để tất cả mọi người nhiệt tình tham gia vào phần tung hoa này, hãy nhờ MC của chương trình tuyên bố phần thưởng đi kèm với bó hoa cô dâu, đó có thể là một chai rượu vang, một điệu nhảy với cô dâu hoặc chú rể, hoặc thậm chí là phong bao lì xì may mắn… Món quà đó có thể chỉ mang giá trị nhỏ hoặc chủ yếu mang ý nghĩa tinh thần nhưng chắc chắn nó sẽ khiến mọi người sẽ háo hức tham dự chương trình hơn. hoa cuoi