Xu hướng và tiềm năng của thiết kế khuôn đúc
Ý nghĩa và ứng dụng của khuôn đúc
khuôn đúc kim loại là một quy trình sản xuất quan trọng trong ngành công nghiệp gia công kim loại. khuôn đúc kim loại được sử dụng để tạo ra các sản phẩm kim loại có hình dạng phức tạp và độ chính xác cao. Hiện nay, Ưu điểm và nhược điểm của đúc kim loại khuôn đúc kim loại được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ô tô, hàng không, y tế, điện tử và năng lượng.
Một trong những ứng dụng phổ biến của khuôn đúc là trong sản xuất linh kiện ô tô. Các linh kiện ô tô như đĩa phanh, bánh răng và cụm động cơ thường được sản xuất bằng phương pháp khuôn đúc kim loại để đảm bảo độ chính xác cao và tính đồng nhất của sản phẩm. Ngoài ra, khuôn đúc kim loại cũng được sử dụng để sản xuất các chi tiết kim loại trong ngành công nghiệp hàng không, nơi yêu cầu độ chính xác và độ bền cao.
Xác định mặt phân khuôn
– Mặt phân khuôn là bề mặt tiếp xúc giữa các nữa khuôn với nhau xác định vị trí đúc ở trong khuôn.Mặt phân khuôn có thể là mặt phẳng, mặt bậc hoặc cong bất kì.
– Nhờ có mặt phân khuôn mà rút mẫu khi làm khuôn dễ dàng lắp ráp lõi, tạo hệ thống dẫn kim loại vào khuôn chính xác
* Nguyên tắc xác định mặt phân khuôn
Dựa vào công nghệ làm khuôn :Rút mẫu dễ dàng, định vị lõi và lắp ráp khuôn.
Chọn mặt có diện tích lớn nhất, dễ làm khuôn và lấy mẫu.
Mặt phân khuôn nên chọn mặt phẳng tránh mặt cong, mặt bậc.
Số lượng mặt phân khuôn phải ít nhất: Để đảm bảo độ chính xác khi lắp ráp, công nghệ làm khuôn đơn giản.
Nên chọn mặt phân khuôn đảm bảo chất lượng vật đúc cao nhất, những bề mặt yêu cầu chất lượng độ bóng, độ chính xác cao nhất. Nên để khuôn ở dưới hoặc thành bên. Không nên để phía trên vì dễ nổi bọt khí, rỗ khí,lõm co.
Những vật đúc có lõi, nên bố trí sao cho vị trí của lõi là thẳng đứng.Để định vị lõi chính xác, tránh được tác dụng lực của kim loại lỏng làm biến dạng thân lõi, dễ kiểm tra khi lắp ráp.
Chọn mặt phân khuôn sao cho lòng khuôn là nông nhất, để dễ rút mẫu và dễ sữa khuôn, dòng chảy kim loại vào khuôn êm hơn, ít làm hư khuôn .
Lưu ý: Những kết cấu lòng khuôn phân bố ở cả khuôn trên và khuôn dưới nên chọn lòng khuôn trên nông hơn, như vậy sẽ dễ làm khuôn, dễ lắp ráp khuôn.Nên hình bên ta nên chọn phương án 1
Dựa vào độ chính xác của lòng khuôn: Độ chính xác của vật đúc phụ thuộc vào độ chính xác của lòng khuôn.Do đó phải: Lòng khuôn tốt nhất là chỉ phân bố vào trong 1 hòm khuôn. Để tránh sai số khi lắp ráp khuôn.
Ví dụ: Những vật đúc có nhiều tiết diện khác nhau, nếu yêu cầu độ đồng tâm cao, người ta dùng thêm miếng đất phụ để đặt toàn bộ vật đúc trong một hòm khuôn. Miếng đất phụ sẽ làm thay đổi phần nào hình dạng mẫu để tạo ra tiết diện lớn nhất tại mặt phân khuôn
Xu hướng và tiềm năng của thiết kế khuôn đúc
Trong tương lai, việc thiết kế khuôn đúc kim loại sẽ ngày càng được cải tiến và phát triển, nhằm tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo sẽ được tích hợp vào quy trình thiết kế khuôn đúc, thiết kế khuôn đúc cho chi tiết giúp tăng cường sự chính xác và tính hiệu quả của sản xuất. Đồng thời, việc áp dụng các vật liệu kim loại mới và công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ mở ra tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp khuôn đúc.